Bản tin On-Chain Tuần 36, 2022 Thử lửa

 Trong bối cảnh thanh khoản toàn cầu liên tục giảm, những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn đang phải gánh chịu những áp lực to lớn khi Bitcoin đang vật lộn để giữ mốc hỗ trợ tâm lý tại mức giá $20,000.



Trong bối cảnh thanh khoản toàn cầu liên tục giảm, những người nắm giữ Bitcoin ngắn hạn đang phải gánh chịu những áp lực to lớn khi Bitcoin đang vật lộn để giữ mốc hỗ trợ tâm lý tại mức giá $20,000.

Thanh khoản trên tất cả các thị trường tài sản tiếp tục giảm trong tuần này khi sức mạnh đồng dollar đẩy chỉ số DXY Index lên 110.27, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Khu vực Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng ngày càng tăng do cán cân thương mại thâm hụt cùng với sự lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng và đồng Euro đã giảm dưới mức neo giá USD.

Với sự suy yếu của hầu hết các cặp tiền tệ khác thì áp lực vẫn còn đối với thị trường cổ phiếu, trái phiếu và Bitcoin. Đặc biệt đối với Bitcoin, một thị trường cơ bản rất giống với bối cảnh kinh tế vĩ mô đang có sự biến động và không chắc chắn trong ngắn hạn nhưng trong triển vọng dài hạn thì nhất quán hơn, được định hình bởi các xu hướng cốt lõi.

Trong ấn phẩm này, chúng ta sẽ khám phá sự phân đôi thông qua góc nhìn từ những hành vi chi tiêu trên thị trường, tìm hiểu vùng phân phối trong tình hình tích luỹ ở cấp độ vĩ mô. Chúng tôi sẽ bổ sung sự đánh giá này bằng cách đi chi tiết hơn vào các tổ hợp khác nhau, bao gồm HODLers, Short-Term Holders và theo kích thước các ví nắm giữ BTC khác nhau để cho thấy mức độ căng thẳng của từng nhóm.


Bảng tổng hợp dữ liệu On-chain

Tất cả những chỉ báo được đề cập trong bản tin On-chain tuần này sẽ được tổng hợp tại đây. Ngoài ra chúng tôi cũng có Video Report được phát vào mỗi thứ ba hàng tuần tại Channel Youtube. Hãy ghé thăm và để lại một Subcribe cho chúng tôi vì bạn hoàn toàn có thể tìm được nhiều Video Report và cả những Video hướng dẫn sử dụng chỉ báo trên kênh.

Vùng Phân Phối

Để bắt đầu, chúng tôi sẽ đánh giá mức mức độ tích lũy/phân phối xảy ra nhằm phản ứng với vùng giá hiện tại. Điểm Xu hướng Tích lũy Bitcoin có thể được sử dụng để hiểu hành vi chi tiêu của người tham gia và giúp dễ hình dung được phản ứng của thị trường khi giá biến động.

Trong 12 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến bốn giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn 1 (Tích lũy): Sau khi đạt được ATH mới vào tháng 11 năm 2021, sự hào hứng của nhà đầu tư thể hiện điểm tích lũy hoàn hảo khi thị trường sẵn sàng mua thứ mà họ cho là cơ hội.

Giai đoạn 2 (Phân phối): Giá sụt giảm chậm nhưng kéo dài liên tục khiến những người tích luỹ trong thời gian gần đây thua lỗ nghiêm trọng. Điều này đã gây ra sự chuyển đổi cảm xúc từ phấn khích sang tuyệt vọng, khi những nhà đầu tư cắt lỗ coin ở dưới giá trị danh nghĩa của nó và đây cũng là lúc thị trường gấu thực sự bắt đầu được hình thành.

Giai đoạn 3 (Tích lũy): Sự sụp đổ của LUNA là nguyên nhân của những vướng mắc lớn trong ngành dẫn tới sự kiện đơn phương tháo gỡ đòn bẩy tài chính trên diện rộng. Bất chấp sự lao dốc của thị trường xuống các mức giá thấp hơn các nhà đầu tư phản ứng lại bằng cách tiếp tục tích lũy trong suốt thời điểm giá từ dưới $30,000 tới dưới $20,000.

Giai đoạn 4 (Phân phối): Sau nhiều tháng tích lũy, thị trường đã cố gắng phục hồi trên $24,000 tuy nhiên như đã được đề cập trong bản tin tuần 34 và tuần 35, cơ hội thoát thanh khoản này được thực hiện thông qua hành động phân phối và chốt lời.


Chúng ta có thể tách biệt hành vi này hơn nữa theo các tổ hợp để đánh giá những người tham gia chính trong mỗi giai đoạn.

Tổ hợp được quan tâm nhất trên thị trường hiện tại là các Cá voi (nắm giữ hơn 10,000 BTC), những người này bắt đầu tích cực phân phối BTC vào mức cao nhất là $24,500. Họ đã tận dụng tất cả các cơ hội thoát thanh khoản hiện có trong trạng thái không chắc chắn của thị trường toàn cầu.

Nguồn cung dư thừa do nhóm cá voi phân phối xuống thị trường dường như đã lấn át nguồn cầu vốn đã bị thiếu hụt dẫn đến việc hình thành đỉnh gần nhất.


Chúng ta có thể xác nhận hành vi này bằng cách sử dụng Chỉ số Thay đổi Vị thế Thực tế trên Sàn của Cá voi (Whale-Exchange Net Position Change). Chỉ số này cho phép chúng ta kiểm tra được sự thay đổi số dư thực tế của Cá voi trong vòng 30 ngày bằng cách xem xét sự dịch chuyển các đồng coin vào/ra khỏi các sàn giao dịch.

Giá trị dương (🟢): cho thấy sự tăng trưởng trong số dư thực tế (đồng nghĩa rút tiền ra khỏi sàn).

Giá trị âm (🔴): cho thấy sự giảm xuống trong số dư thực tế (đồng nghĩa nạp tiền lên sàn).

Một sự đảo ngược rõ ràng đã được ghi nhận sau khi thị trường bán tháo xuống mức giá $17,600, cụ thể cá voi nhanh chóng đảo ngược dòng tiền bằng cách nạp tài sản lên các sàn giao dịch. Mức phân phối đã đạt đỉnh cao nhất gần đây vào thời điểm $24.500 và điều này phù hợp với những kết quả phân tích tổ hợp nhóm ở trên với việc nhóm Cá voi nắm giữ hơn 10,000 BTC được coi là tác nhân phân phối.


Tích lũy vĩ mô

Chuyển từ góc nhìn thời gian sang góc nhìn vĩ mô, chúng tôi sẽ phân tích mức độ tích lũy/phân phối trong khung thời gian nhiều năm.

Để đánh giá trạng thái vĩ mô của hành vi dài hạn Bitcoin, ta có thể bắt đầu với Chỉ báo Độ sôi động (Liveliness). Liveliness đo lường tổng hoạt động trên mạng lưới bằng cách tính tỉ lệ giữa Chỉ số Coin Day Destruction với Chỉ số Coin Day Creation. Xu hướng và độ dốc của chỉ báo cung cấp thông tin thể hiện sự ưa chuộng của thị trường đối với hành vi nắm giữ (các xu hướng giảm) hoặc chi tiêu (các xu hướng tăng).

Liveliness hiện đang trong xu hướng giảm mạnh và đã phá vỡ mô hình ba đỉnh của thị trường gấu sau năm 2018. Sự kiện này cho thấy rằng Coin Days đang được tích tũy bởi nguồn cung nhanh hơn nhiều so với việc chúng bị phá hủy, đồng nghĩa hành vi nắm giữ (HODLing) đang chiếm ưu thế.


Tiếp theo, chúng ta có thể quan sát một Chỉ số phái sinh của Liveliness; Chỉ số Thay đổi Vị thế Thực tế của HODLer (HODLer Net Position Change). Số liệu này có thể được sử dụng để đánh giá sự thay đổi hàng tháng đối với Nguồn cung HODLer, với hai sự thay đổi giai đoạn đáng chú ý trong chu kỳ thị trường này:

Việc tăng giá từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 đã kích hoạt sự kiện phân phối HODLer quy mô lớn, với các nhà đầu tư dài hạn đã phân phối với mức cao nhất là -150,000 BTC/tháng.

Khoảng thời gian phân phối này hiện đã được cân bằng bởi sự tích lũy của HODLer trong suốt nửa cuối năm 2021 đến nay. Hiện tại, chúng tôi đang thấy sự thêm vào +70,000 BTC/tháng, là mức thay đổi vị thế lớn nhất hàng tháng từ tháng 3 năm 2020.

Đánh giá khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến nay, chúng ta có thể quan sát thấy hành vi HODLing vĩ mô đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, đạt mức +70,000 BTC/tháng và phù hợp với niềm tin lâu dài hơn (ngay cả khi hành động giá vẫn đang còn xấu).


Bây giờ chúng tôi có thể đánh giá tác động thực tế của hai giai đoạn được nhắc đến ở trên. Chúng tôi có thể tính toán sự thay đổi nguồn cung thực cho nhóm HODLer kể từ tháng 11 năm 2020, khi bắt đầu chu kỳ tăng 2020-2021, để quan sát sự thay đổi thực tế của HODLer dựa theo dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi thị trường.

Giai đoạn 1: Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021, chứng kiến sự tích luỹ của dòng tiền rời khỏi thị trường đạt mốc -394,000 BTC trong ngắn hạn, do HODLer đã mạnh tay bán ra và thu lợi nhuận.

Giai đoạn 2: Từ tháng 5 năm 2021 đến nay, có thể quan sát thấy sự tích luỹ dòng tiền vào thị trường đạt mốc +394,000 BTC, đây là sự bổ sung hiệu quả cho giai đoạn phân phối trước đó.

Khoảng thời gian tích cực của giai đoạn phân phối được sử dụng để thúc đẩy đợt tăng giá ban đầu vào năm 2021 đã được cân bằng một cách hiệu quả bởi một khoảng thời gian tích lũy HODLer, kéo dài gần gấp đôi thời gian của giai đoạn phân phối. Điều này mô tả một cách hiệu quả về “một quá trình đào thải”, giúp loại bỏ tất cả những “khách du lịch Bitcoin”, một khái niệm được chúng tôi đề cập ở WoC 27.


Chúng tôi có thể hỗ trợ những quan sát này từ ‘miền dữ liệu bao hàm’, với những sự quan sát từ Nguồn cung Người nắm giữ Dài hạn (LTH) được đo lường. Nguồn cung LTH đã chứng kiến mức tăng +250,000 BTC kể từ sự sụt giảm gần đây trong nguồn cung, đẩy tổng số dư xuống chỉ còn 30,000 BTC so với ATH.

Ngưỡng tuổi của đồng coin được xem xét để đưa vào Nguồn cung LTH là khoảng 155 ngày, vì vậy ngày mua tối thiểu so với hiện tại sẽ rơi vào đầu tháng 4, 2022. Ngưỡng này hiện nằm trong đỉnh của giai đoạn phân phối Giai đoạn 2 được đề cập ở trên, với mức giá rơi vào khoảng $46,000 và ngay trước đợt bán tháo được kích hoạt bởi sự kiện Luna.

Do đó, có thể nguồn cung LTH sẽ chậm lại và đình trệ trong tháng tới, có lẽ đến giữa tháng 10, ngưỡng sẽ tiếp tục di chuyển về sau sự kiện LUNA và nằm trong chu kỳ tích lũy Giai đoạn 3.


Chúng ta cũng có thể so sánh nguồn cung của LTH với số lượng Địa chỉ ví Tích lũy BTC và với nguồn cung kém thanh khoản để có được cái nhìn toàn diện hơn về những thay đổi tiềm năng đối với động lực của nguồn cung. Lưu ý rằng nguồn cung kém thanh khoản được định nghĩa là những ví có ít tài sản hoặc là những ví chưa bao giờ bán ra. Địa chỉ tích lũy là những địa chỉ đã có nhiều hơn hai lần mua vào và chưa bao giờ bán ra.

Ngưỡng STH đến LTH được hiển thị ở biểu đồ bên dưới. Ngưỡng này phù hợp với sự gia tăng bùng nổ trong cả các Địa chỉ ví Tích lũy, cũng như đà tăng đối với nguồn cung kém thanh khoản. Cũng lưu ý rằng cả hai chỉ số phần lớn đã tiếp tục tăng lên mức cao mới kể từ đó.

Điều này làm tăng thêm sức nặng cho trường hợp nguồn cung LTH có thể tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới, và tạo ra sự hợp nhất với trạng thái HODLer được biểu thị bằng Chỉ báo  Liveliness.


Đối mặt với sự bất ổn dường như vô tận trên thị trường , các HODLer vẫn kiên quyết với niềm tin của mình. Không có sự đảo ngược đáng kể nào trong trong Nguồn cung LTH, Liveliness, hay thay đổi vị thế thực của HODLer, triển vọng dài hạn đối với Bitcoin thực sự vẫn khá tích cực.

Do đó, chúng tôi chuyển sự chú ý đến nhóm người nắm giữ ngắn hạn, những người theo suy luận có nhiều khả năng gây ra sự suy yếu về giá gần đây .

Bài kiểm tra khả năng chiụ áp lực của Short-Term

Biểu đồ URPD được điều chỉnh theo thực thể dưới đây trình bày sự phân phối nguồn cung thành nguồn cung STH (màu đỏ) và LTH (màu xanh lam). Ở đây, chúng ta có thể xác định sự tập trung cao độ của nguồn cung STH xung quanh mức giá hiện tại, phản ánh việc mua lại gần đây và khối lượng giao dịch hàng ngày.

Tuy nhiên, sau khi giá giảm thời gian gần đây, phần lớn Nguồn cung STH hiện đang nắm giữ một khoản lỗ chưa thực hiện, đẩy nhóm này vào một mức độ căng thẳng tài chính nghiêm trọng.


Bằng cách kiểm tra phần trăm nguồn cung có lợi nhuận, chúng tôi có thể bổ sung cho luận điểm rằng phần lớn các giao dịch trong vùng giá hiện tại được truyền bá bởi tổ hợp nhóm STH. Bằng cách so sánh phần trăm thay đổi đối với nguồn cung lợi nhuận giữa hai mức giá, chúng ta biết được tổng số BTC bị “mắc kẹt” trong phạm vi đã chọn.

Do đó, chúng ta có thể quan sát thấy rằng 13.3% nguồn cung lưu hành đã mất trạng thái có lời trong quá trình giảm từ $24,000 xuống $19,600. Điều này cho thấy rằng 2.55M BTC (13,3%) của nguồn cung lưu hành đã giao dịch lần cuối trong phạm vi giá này.


Sự căng thẳng này được lặp lại bởi Nguồn cung STH bị tổn thất. Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng STH sở hữu 1.53M BTC dưới mức giá hòa vốn của họ trong quá trình giảm từ $24,400.

Do đó 1.53M trong số 2.55M BTC (60%) bị mắc kẹt trong phạm vi nói trên được đại diện bởi STH. Đây là một con số không cân xứng cho một nhóm chỉ chiếm 16% thị phần trong nguồn cung lưu hành, càng chứng tỏ sự di chuyển của BTC trong khu vực này là STH chiếm ưu thế.


Chúng ta có thể củng cố những quan sát trên với phần trăm Nguồn cung STH đang trong trạng thái lỗ. Động thái giảm giá gần đây từ mức giá cao nhất là $24,000 đã khiến 50% tổng Nguồn cung STH rơi vào tình trạng giảm chỉ trong vài ngày.

Điều này khiến Nguồn cung STH gần như bão hòa hoàn toàn với 96% của Nguồn cung STH hiện đang bị thua lỗ. Sự bão hòa toàn bộ đã xảy ra ba lần trong xu hướng giảm, điều này đánh dấu một cách thú vị các sự kiện hình thành đáy. Trên thực tế, điều này là kết quả của việc đầu cơ, khi người bán chuyển coin cho những STH mới khác, những người thiết lập đáy và sau đó quay trở lại thu lợi nhuận với bất kỳ sự phục hồi giá nào trong thời gian tới.


Với niềm tin kiên định của HODLer, lợi thế hiện thuộc về những STH để giữ vững mức giá này vì thị trường rõ ràng đang thử nghiệm quyết tâm của họ. Có vẻ như phần lớn khối lượng giao dịch hàng ngày và thời gian giao dịch đang được thúc đẩy bởi những người mua gần đây, khi họ tranh giành để có được mức mua vào tốt nhất.

Bảo vệ sự lao dốc

Với hành động giá có phần thảm khốc trong thời gian qua và sự tập trung cao của các STH đang hài lòng trong phạm vi giá hiện tại, khả năng có thể xảy ra một sự kiện đầu cơ khác là không nhỏ. Do đó, cần thận trọng để chuẩn bị cho mọi kết quả và trong trường hợp giá tiếp tục giảm, chúng ta có thể tham khảo hai mô hình giá sau:

Chỉ số Giá cân bằng nắm bắt mô hình giá trị hợp lý cho BTC. Điều này được tạo ra bằng cách tính toán sự khác biệt giữa Giá thực tế (tổng số tiền được thanh toán cho tất cả các đồng tiền) và Giá chuyển nhượng (giá trị USD tích lũy của số ngày coin bị phá hủy).

Chỉ số giá hồi quy độ khó lập mô hình toàn bộ chi phí sản xuất để khai thác Bitcoin, được tính bằng cách chạy mô hình hồi quy log-log giữa Độ khó và Vốn hóa thị trường.

Cả hai mô hình đều được hỗ trợ trong thời gian đầu tư cho các mức hợp nhất thấp nhất ở chu kỳ hiện tại và hiện đang tạo một hợp lưu hỗ trợ ở mức $17,000. Do đó, hai mô hình định giá trên có thể được xem như một vùng giá được quan tâm và vùng giá hỗ trợ cơ bản trong trường hợp thị trường suy yếu hơn nữa.


Tóm tắt và kết luận

Thị trường gấu toàn cầu vẫn có hiệu lực đầy đủ với giá tiếp tục dao động phía trên mức thấp nhất. Các giai đoạn phấn khích về giá đã được hưởng ứng với sự phân phối tích cực từ các tầng lớp nhà đầu tư lớn nhất do việc tìm kiếm thanh khoản đang rất cần thiết. Tuy nhiên, sự tích lũy vĩ mô ở quy mô nhiều năm vẫn có hiệu lực khi Hodler và LTH dường như không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế hiện tại.

Với sự kiên quyết của HODLer, thị trường đã bắt đầu giao động để kiểm tra và thống kê về những người yếu tay (STH). Tổ hợp này là đại diện chính trong các hoạt động mua lại hàng ngày ở phạm vi giá hiện tại, với đỉnh điểm là sự tập trung lớn vào các đồng coin xung quanh biên độ giá trị thị trường hiện tại.

Động thái giảm giá gần đây nhất đã dẫn đến phần lớn Nguồn cung STH chịu tình trạng thua lỗ. Do đó các nhà đầu tư ngắn hạn nhận thấy mình bị thị trường đặt quá nhiều câu hỏi và thử nghiệm qua các giai đoạn khốc liệt. Kết quả là hoặc là đầu hàng hoặc là trở nên kiên định hơn sau những bài kiểm tra khắc nghiệt của thị trường.

0 Comments