Kịch Bản Tăng Giá Và Giảm Giá

Trong bối cảnh biến động giá BTC giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, chúng tôi sẽ trình bày cả 2 kịch bản tăng và giảm giá bằng cách xem xét lượng BTC trị giá $1.5 tỷ được nắm giữ bởi Miner, hoạt động trên chuỗi yếu, BTC liên tục chảy ra khỏi các sàn giao dịch và niềm tin vững chắc của HODLer.



Bitcoin đang hoạt động giống như stablecoin với mức biến động giá chỉ trong khoảng $869, tương đương 4.6% từ mức giá tuần thấp nhất $18,793 đến mức giá tuần cao nhất $19,662.

Như đã đề cập trong bản tin tuần trước, các giai đoạn mà Bitcoin dao động trong một vùng giá hẹp là rất hiếm và theo sau đó luôn là sự tăng giá hoặc giảm giá với lực cực mạnh. Do đó, trong ấn bản tuần này, chúng tôi sẽ đưa ra cả trường hợp Tăng giá và Giảm giá từ góc độ on-chain, bao gồm các chủ đề sau:

  • Hoạt động on-chain và sử dụng mạng vẫn còn yếu, cho thấy các hoạt động trên mạng vẫn đang trong giai đoạn kém sôi động.
  • Các Miner chịu áp lực nghiêm trọng khi 78,200 BTC mà họ nắm giữ đang có mức giá rủi ro.
  • Lượng BTC trên các sàn giao dịch tiếp tục cạn kiệt, trong khi lượng stablecoin trị giá hơn $3tỷ/tháng tiếp tục chảy vào.
  • Nhóm các Hodler vẫn kiên định và không có ý định bán BTC.



🐻 Kịch bản Giảm giá

Hoạt động On-chain kém Sôi động

Hoạt động trên chuỗi là một bộ công cụ mạnh mẽ để đo lường và mô hình hóa việc sử dụng mạng lưới. Lý do là các hiệu ứng mạng lưới có tính xây dựng và do đó động lượng tích cực và bền vững trong hoạt động của người dùng Bitcoin có thể mang tính xây dựng cho tài sản.

Biểu đồ dưới đây đánh giá động lượng của các địa chỉ mới trên chuỗi, so sánh đường trung bình động (SMA) ngắn hạn (hàng tháng 🔴) và dài hạn (hàng năm 🔵). Có thể thấy vào tháng 11 năm 2018, đường SMA ngắn hạn không thể cắt qua đường SMA dài hạn là tiền đề cho sự kiện bán tháo từ $6,000 xuống $3,200. Ngược lại, tháng 1 năm 2019 đại diện cho một loạt các hoạt động mới đã đẩy thị trường từ $4,000 lên $14,000

Chỉ báo New Address Momentum đang báo hiệu một đợt tăng giá có thể sẽ xảy ra, nhưng không bùng nổ mạnh mẽ như thời điểm 2019. Sự suy giảm nhẹ trong những tuần gần đây cho thấy nhu cầu mua vào đang khá mờ nhạt.

🔔 Alert Idea: Đường New Addresses (30D-SMA) phá vỡ trên 410k báo hiệu sự cải thiện về động lượng và là tín hiệu sớm về sự phục hồi tiềm năng của thị trường.



Tốc độ tăng trưởng của các ví có số dư lớn hơn 0 cũng bị đình trệ kể từ tháng 8, tương tự giai đoạn tháng 11 năm 2018. Điều này cho thấy rằng mặc dù có khoảng 400,000 địa chỉ mới mỗi ngày, nhưng rất nhiều trong số đó đang có số dư bằng 0.

🔔 Alert Idea: Đường Non-Zero Balance Address Count phá vỡ dưới 42.6 triệu sẽ báo hiệu rằng một đợt thanh lọc ví đáng kể đang xảy ra và có thể báo hiệu sự phân phối và suy yếu của thị trường.



Khối lượng chuyển giao (USD) cũng đã giảm xuống mức thấp trong chu kỳ này ở mức $19.2 tỷ/ngày. Con số này hiện thấp hơn mức cao nhất được thiết lập vào tháng 12 năm 2017 và chỉ cao hơn một chút so với mức đáy trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021.

Điều này cho thấy mức độ thờ ơ đáng kể đối với BTC, với hoạt động trên chuỗi cực kỳ kém sôi động thể hiện việc sử dụng mạng thiếu tích cực, thiếu sự chú ý và tăng trưởng người dùng.

Hầu như không có các hoạt động on-chain.

🔔 Alert Idea: Change-Adjusted Transfer Volume (7D-EMA) phá vỡ dưới $18 tỷ sẽ báo hiệu sự sụt giảm đáng kể trong thông lượng mạng thanh toán và thị trường có thể suy yếu hơn nữa.



Chỉ báo Mempool cho thấy khối lượng BTC được chuyển trong các giao dịch đã tăng liên tục kể từ tháng 9.



Điều tương tự có thể thấy ở số lượng giao dịch được gửi, với mức tăng rất khiêm tốn trong tỷ lệ phí trung bình được trả. Điều này phù hợp với chỉ số New Address Momentum đang tiến gần đến mức trung bình hàng năm.

Những chỉ báo này báo hiệu tiềm năng xảy ra một sự thay đổi dù, mặc yêu cầu một xu hướng tăng phải được thiết lập và duy trì để tăng khả năng phục hồi thị trường thực sự. Trong trường hợp những sự kiện này là thoáng qua, các xu hướng tiêu cực vĩ mô được mô tả ở trên có nhiều khả năng chiếm ưu thế hơn.



Thợ đào Căng thẳng

Trong giai đoạn cuối năm tốc độ đào (hashrate) và độ khó đào đã được đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại (được đề cập trong WoC 40). Điều này làm tăng chi phí đào bất chấp việc doanh thu của thợ đào trên mỗi block đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Chỉ báo Difficulty Regression Model ước tính chi phí sản xuất trung bình và bằng với mức giá giao ngay là $19,300 tại thời điểm viết bài. Sau khi giá BTC cắt xuống dưới đường chỉ báo này vào giữa năm 2018 chúng ta đã chứng kiến sự đầu hàng của phần lớn các Miner. Quá trình này kéo dài trong vài tháng sau đó.




Thật vậy, Giá Băm (Hash Price) đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại trong tuần này khi các Miner chỉ kiếm được $66,500/ngày trên Exahash hiện tại. Giá Băm hiện đang giảm thấp hơn cả giai đoạn sau Halving 2020 mặc dù giá BTC đang ở mức cao gấp 2 lần. Điều này chứng tỏ sự cạnh tranh giữa các Miner ngày càng khốc liệt trong thời gian gần đây .




Để phán đoán rủi ro các thợ đào sẽ bán ra số BTC của họ, trước tiên chúng ta cần tham khảo chỉ báo thể hiện các nhóm Miner được dán nhãn khác nhau . Ở đây chúng tôi sử dụng Phần thưởng Khối (Miner Block Subsidy) đại diện cho hashrate. Giả định là bất kỳ Miner được dán nhãn nào kiếm được 10% trợ cấp khối, đã giành được 10% khối và do đó có khả năng chiếm 10% hashrate.

Sau tháng 3 năm 2020, các miner được dán nhãn 🔴 sở hữu đến 95% sức mạnh băm của mạng lưới (đặc biệt là kể từ cuộc Đại di cư của các thợ đào ra khỏi Trung Quốc vào tháng 5 năm 2021). Các miner không xác định được dán nhãn “Other” 🟡 chiếm dưới 5% còn lại.

Do đó, chúng tôi có thể xem xét một cách hợp lý số dư được nắm giữ bởi tất cả các thợ đào ngoại trừ nhóm “Other” và nhóm Patoshi, để cung cấp thước đo về khối lượng BTC có nguy cơ bị phân phối.





Biểu đồ dưới đây cho thấy lượng BTC thợ đào nắm giữ đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2019, vào khoảng 78,200 BTC và trị giá $1.509 tỷ tại mức giá $19,300, một con số không hề nhỏ đối với một ngành công nghiệp đang ngày càng khó khăn.

Trong số này, phần lớn được nắm giữ bởi các thợ đào liên kết với BinancePool, Poolin, Lubian và F2Pool. Tất cả đều chứng kiến sự đình trệ trong năm 2022, cho thấy rằng mức giá dưới $40,000 đã gây ra căng thẳng về thu nhập và thúc đẩy sự thay đổi hành vi.




Nhìn chung nhu cầu Bitcoin, được đo lường bằng các hoạt động trên chuỗi và sự tham gia mạng lưới, hiện tại còn thấp. Có một vài tia hy vọng trong mempool, tuy nhiên vẫn còn một lượng BTC trị giá $1.5 tỷ đang được nắm giữ bởi các Miner, những người đang gánh chịu nhiều áp lực.

Một sự kiện tháo gỡ đòn bẩy tài chính của các thợ đào có thể dẫn đến việc phân phối BTC (WoC 42) vào thị trường vốn đã kém thanh khoản hiện tại.

🐂 Kịch bản Tăng giá

Sàn giao dịch Cạn kiệt Bitcoin

Mặc dù các hoạt động on-chain không mấy ấn tượng, tác động ròng của các giao dịch đang diễn ra vẫn duy trì một sắc thái tích cực.

Tháng 10 đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong hành vi của các nhóm địa chỉ ví. Các ví với ít hơn 1 BTC đến các ví Cá voi chứa đến 10,000 BTC đã thay đổi hành vi của họ từ hoạt động giảm số dư ví và phân phối 🟥 đến hoạt động tích lũy và tăng số dư ví 🟦.

Do giá BTC vẫn ổn định và ít biến động, hành vi này cho thấy xu hướng kiên trì tích lũy ở mức giá thấp.




Điều này có thể quan sát được trong biểu đồ URPD, được chia thành Người nắm giữ ngắn hạn (STH, 🔴) và Người nắm giữ dài hạn (LTH, 🔵). Chúng ta có thể thấy rằng khối lượng BTC sang tay những người mua mới gần đây (STH) đã tăng đáng kể ở mức giá từ $18,000 và $20,000, củng cố các quan sát ở trên.

Vùng giá $12,000 - $18,000 là nơi có rất ít BTC đã được giao dịch, do đó nếu phe bò không thể duy trì đường giá hiện tại thì có thể BTC sẽ biến động rất mạnh trong trường hợp giá giảm xuống.

Rõ ràng là có sự phân phối BTC rất lớn của các LTH tại mức giá trên $30,000. Như chúng tôi đã đề cập trong các ấn bản trước (WoC 39), hiện tại những Holder này là nhóm ít nhạy cảm về giá nhất và có thể xem là không quá căng thẳng dù đang có các khoản lỗ trên danh nghĩa.





Lượng BTC được giữ trên các sàn giao dịch cũng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trong suốt tháng 10 và quay trở lại bằng với tháng 1 năm 2018. Trên thực tế, tất cả khối lượng BTC chảy vào các sàn giao dịch kể từ mức cao nhất của chu kỳ trước, hiện đã được rút vào các ví không thuộc sở hữu của sàn.

Riêng tháng 10 đã chứng kiến 123,500 BTC bị rút khỏi sàn, tương đương 0.86% nguồn cung lưu hành. Kết hợp dữ liệu về số lượng BTC trên các sàn giao dịch với các chỉ báo khác trong báo cáo tuần này cho thấy cái nhìn toàn cảnh tích cực về thị trường.



Coinbase đã chứng kiến một đợt rút ròng quy mô lớn tổng cộng 41,600 BTC trong tuần này, tương đương với việc giảm 48.4% kể từ sau mức cao nhất hồi tháng 3 năm 2020. Điều quan trọng cần lưu ý là lượng BTC này có vẻ như đã chảy vào ví của các nhà đầu tư và/hoặc các giải pháp lưu ký được cung cấp bởi các tổ chức.

Ít nhất thì những ví này không liên quan đến các sàn giao dịch và do đó có nhiều khả năng phản ánh việc đổi chủ.





Một quan sát khác liên quan đến các sàn giao dịch là số lượng BTC và ETH được nạp/rút trong vòng 30 ngày so với bốn loại stablecoin lớn nhất là USDT, USDC, BUSD và DAI.

Chỉ số này bao gồm hai thành phần:

  1. Mã vạch sẽ chuyển thành 🟠 khi lượng BTC và ETH chảy vào các sàn giao dịch là dương.
  2. Thay đổi vị thế ròng sẽ chuyển sang 🟢 khi lượng stablecoin chảy vào sàn giao dịch lớn hơn giá trị USD của BTC và ETH (sức mua tích cực) và ngược lại sẽ chuyển sang 🔴 khi tổng giá trị BTC và ETH chảy vào nhiều hơn stablecoin (sức mua âm).

Hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng trong 30 ngày qua lượng BTC và ETH đã được rút ra nhiều hơn là nạp vào, đồng thời lượng stablecoin vượt quá $3 tỷ/tháng đã chảy vào các sàn giao dịch, làm tăng sức mua tương đối.

Dự trữ USD ngày càng tăng, trong khi lượng coin có sẵn để mua đang giảm.




HODLer vẫn HODLing

Với dòng chảy nội mạng qua các sàn giao dịch dường như có xu hướng tăng hướng tới hoạt động tích lũy đáng kể, chúng tôi có thể đánh giá liệu các LTH hiện tại có đang đánh mất sự tin tưởng hay không.

Tổng tài sản USD được giữ bằng BTC, được định giá tại thời điểm giao dịch cuối cùng của mỗi đồng coin, hiện đang chênh lệch một cách không cân đối với những người nắm giữ lâu dài hơn. Tỷ lệ tài sản nắm giữ bằng BTC di chuyển trong 3 tháng qua hiện đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. Quan sát đối ứng là các BTC có độ tuổi hơn 3 tháng hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại.





Điều này được xác thực thêm bởi chỉ số Binary Liveliness, nơi chúng ta có thể rút ra hai nhận xét chính:

  1. Chỉ báo Liveliness đang dốc xuống nhanh chóng, cho thấy thị trường đang rất phù hợp với hành vi HODLing. Những nhà đầu tư cũ đơn giản là không bán BTC.
  2. Chỉ báo Binary Liveliness, so sánh độ dốc gần đây với đường cơ sở trong 30 ngày, đang ở mức cực thấp. Những sự kiện như vậy trùng hợp với hành vi HODLing cực độ, thường được thấy trong quá trình tích lũy giai đoạn đầu - giữa của thị trường gấu và ngay trước khi đảo chiều tăng giá.




Quan sát xu hướng và độ lớn của nguồn cung nắm giữ dài hạn chúng tôi có thể xác nhận xu hướng tăng giá. Với hai dấu vết được hiển thị như sau:

  • 🟣 Hiển thị dấu vết thực tế của nguồn cung LTH, hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại với 13.82 triệu BTC, chiếm 72% nguồn cung lưu hành.
  • 🟠 Một khoản bù đắp được áp dụng cho nguồn cung LTH, khiến nó lùi lại 155 ngày. Đây là một nỗ lực để mô hình hóa nơi mà hành động mua ban đầu được thực hiện bởi nhóm này.

Kiểm tra đường chỉ báo thứ hai 🟠, chúng ta có thể thấy mô hình thị trường gấu rất giống năm 2018 với hành vi mua lại của LTH. Tuy nhiên, điều quan tâm nhất là quỹ đạo đi lên cực kỳ mạnh mẽ ↗️ trong suốt sự sụp đổ của LUNA vào tháng 5 năm 2021.

Bất chấp các sự kiện bao gồm gía BTC đã giảm 56% từ $40,000 xuống còn dưới $18,000, sự kiện tháo gỡ đòn bẩy tài chính trên phạm vi toàn ngành và tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu , nhóm LTH đã mua thêm một lượng BTC đáng kể trong suốt giai đoạn này.




Kịch bản tăng giá đối với Bitcoin hiện tại là một trong những niềm tin vững chắc cùng với sự tăng trưởng số dư ví của nhóm HODLer. BTC tiếp tục chảy ra khỏi các sàn giao dịch, sức mua tương đối của stablecoin đang tăng lên, sự biến động cực mạnh và giá giảm nghiêm trọng cho đến nay vẫn không thể lay chuyển hầu hết những người tin tưởng Bitcoin.

Tóm tắt và Kết luận

Trong ấn bản này, chúng tôi cung cấp một kịch bản giảm giá và tăng giá cho Bitcoin dựa trên các dữ liệu trong lịch sử, hiếm khi kết thúc bằng một biến động nhỏ. Với một động thái lớn có thể xảy ra trong thời gian tới, chúng tôi có thể sử dụng dữ liệu trên chuỗi để đánh giá sự cân bằng cung cầu.

Kịch bản giảm giá có thể xảy ra khi chúng tôi quan sát thấy hồ sơ sử dụng on-chain thấp, thêm vào đó là $1.5 tỷ dưới dạng BTC đang thuộc sở hữu của miner có thể được phân phối. Chúng ta cũng chứng kiến mức thấp nhất trong nhiều năm về cả khối lượng giao dịch và chuyển nhượng.

Kịch bản tăng giá xem xét các HODLer, theo đó nguồn cung chảy ra khỏi các sàn giao dịch và vào ví HODLer đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Mặc dù có số lượng tương đối nhỏ nhưng niềm tin của những tín đồ kiên định với Bitcoin là không thể lay chuyển và số dư BTC của họ tiếp tục tăng lên.

0 Comments