Chậm Mà Chắc

Bitcoin phải đối mặt với kháng cự mạnh khi tiếp cận một số vùng giá mua vào on-chain quan trọng. Với những dấu hiệu rất sớm chỉ ra sự thay đổi tích cực về nhu cầu mua và sự hội tụ của các mức giá mua lại. Nhóm Hodler Bitcoin cơ sở đang dần trở nên bão hòa bởi những người có quyết tâm cao nhất.




Sau khi Mỹ tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp lên 75 điểm cơ bản, một sự sụt giảm nhỏ đã xảy ra trong Chỉ số Đô la Mỹ khiến chứng khoán toàn cầu có một đợt phục hồi ngắn ngủi. Tuy nhiên, sự căng thẳng hiện tại trên thị trường trái phiếu vẫn còn tiếp diễn với sự đảo ngược đang chờ ở phía trước của đường cong lợi suất, đáng chú ý nhất là Tín phiếu kho bạc 3 tháng so với lãi suất phi rủi ro 10 năm.

Đáp lại, Bitcoin đã trải qua một đợt tăng giá nhẹ, gây áp lực lên cơ sở chi phí on-chain quan trọng trong nỗ lực phục hồi của BTC. Hành động giá này được hỗ trợ bởi hành vi của các HODLer và những nguồn cầu đầu tiên xuất hiện trở lại khi BTC đang nỗ lực thoát ra khỏi thị trường gấu.



HODLer vẫn Kiên định

Chúng tôi sẽ phân tích bằng cách kiểm tra hành vi chi tiêu của HODLer thông qua chỉ báo HODLer Net Position Change. Chỉ báo này theo dõi sự thay đổi trong 30 ngày đối với nguồn cung HODLed hoặc nguồn cung đã bị mất, được xem là những nguồn cung kém hoạt động nhất trên chuỗi.

Sự phân đôi trong hành vi HODLer có thể được quan sát thấy ở cả hai phía của đợt bán tháo tháng 5 năm 2021.

  • 🔴 Trước thời điểm này, có thể thấy các HODLer đang tích cực chốt lời khi BTC tạo đỉnh chu kỳ. Phân phối đạt đỉnh với tốc độ 150,000 BTC/Tháng, khoảng 450,000 BTC đã được phân phối trong quá trình này.
  • 🟢 Sau đợt bán tháo các HODLer đã chuyển sang chế độ tích lũy BTC với tốc độ 40,000 BTC/Tháng. Giai đoạn này lên đến đỉnh điểm với khoảng 500,000 BTC được tích luỹ trong khoảng thời gian hơn 8 tháng.

Quá trình này đã bổ sung đủ lượng coin dự trữ đã được phân phối trong chu kỳ và đẩy chỉ số HODLed and Lost coins lên mức ATH mới.




Vùng cung ứng ngược lại với nguồn cung HODLed có thể được coi là 'Hot coins' và đang được giao dịch hàng ngày một cách tích cực.

Nguồn cung dưới 6 tháng tuổi có sẵn trên thị trường vẫn ở mức thấp lịch sử kể từ tháng 5 năm 2022 và tiếp tục giảm, cho thấy hành vi HODLing cực đoan trên thị trường hiện tại.





Tiếp theo, chúng tôi đánh giá chỉ báo the Realized Cap HODL Waves ,cho phép kiểm tra tài sản theo USD được nắm giữ bởi các nhóm tuổi cụ thể. Việc tách biệt các BTC nhỏ hơn 3 tháng tuổi có thể được sử dụng để ước tính tài sản đang được nắm giữ bởi các nhà đầu cơ.

Hiện tại, tài sản USD ở dưới dạng BTC có độ tuổi nhỏ hơn 3 tháng đang ở mức thấp nhất mọi thời đại, chỉ chiếm 10% của mạng lưới Realized Cap, nghĩa là các đồng coin hơn 3 tháng đã đạt đến ATH. Điều này cho thấy sự thống trị của nhóm HODLer khi tổ hợp này từ chối phân phối số BTC đang nắm giữ bất chấp những thách thức dai dẳng trên thị trường vốn toàn cầu.




Tiếp Theo chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Realized HODL Ratio để so sánh sự cân bằng tài sản này giữa các đồng coin trẻ và đồng coin trưởng thành. Điều này có thể được xem xét theo khuôn khổ sau:

  • Xu hướng tăng trong chỉ báo RHODL Ratio cho thấy sự thống trị ngày càng tăng của tài sản USD được nắm giữ bởi những nhà đầu cơ mới hơn và là dấu hiệu điển hình của thị trường tăng giá và thị trường Bitcoin đạt đỉnh.

  • Xu hướng giảm trong chỉ báo RHODL Ratio cho thấy sự thống trị ngày càng tăng của tài sản USD được giữ trong các đồng coin cũ hơn, cho thấy sự gia tăng HODLing và hành vi tích lũy dài hạn.

  • Chỉ báo RHODL Ratio đi ngang cho thấy tốc độ thay đổi giữa sự thống trị của các BTC trưởng thành và non trẻ đang ở trạng thái cân bằng. Giai đoạn chuyển tiếp này thường được quan sát xung quanh các điểm uốn của thị trường như đỉnh thị trường phân phối và đáy tích lũy.

Sau khi duy trì trong một trạng thái với xu hướng giảm kể từ ATH vào tháng 11, góc của chỉ báo RHODL đang bắt đầu mềm mại hơn, cho thấy sự cân bằng giữa tài sản đồng coin trưởng thành và đồng coin trẻ đang tìm thấy điểm cân bằng. Mô hình này đang xảy ra ở các mức độ và thời gian tương tự như mô hình được quan sát thấy ở mức thấp nhất của thị trường 2018-2019.



Chúng tôi đã phát hành một bảng dữ liệu mới HODL Wave Dynamics khám phá nguồn cung Bitcoin trưởng thành thông qua các nhóm tuổi BTC khác nhau.

Bộ bảng dữ liệu Bitcoin của chúng tôi đang được thiết kế lại để giúp các thành viên của Glassnode giải quyết các vấn đề và trả lời các câu hỏi quan trọng trên thị trường. Bảng dữ liệu mới bao gồm các bộ chỉ số Studio được ngữ cảnh hóa, cấu trúc workbench tùy chỉnh và đánh giá của các nhà phân tích cho các chủ đề chính trong thị trường Bitcoin.



Chúng ta có thể tận dụng chỉ báo Adjusted Reserve Risk (một biến thể mới của tác giả @hanstedly), là một công cụ dao động theo chu kỳ để định lượng sự cân bằng giữa động cơ tổng hợp để bán và chi tiêu thực tế của các BTC không hoạt động trong một thời gian dài.

Xu hướng tăng trong Adjusted Reserve Risk cho thấy động cơ bán đang tăng lên và việc chốt lời đang trở thành xu thế chính trên thị trường.

Xu hướng giảm trong Adjusted Reserve Risk cho thấy xu thế HODLing đang tăng lên và trở thành cơ chế thống trị trên thị trường.
Việc hình thành đáy tích lũy có thể được mô tả bằng chỉ báo Adjusted Reserve Risk theo cấu trúc con sau:

  • 🟥 Giai đoạn 1: Động lực bán sụp đổ cùng với hành động giá sau đợt sụt giảm nghiêm trọng từ đỉnh cho thấy sự kết thúc đột ngột đối với thị trường trade. Theo thời gian, sự tích luỹ dần và HODLing trở thành cơ chế chi phối.

  • 🟧 Giai đoạn 2: Chi phí cơ hội của các đồng coin chi tiêu đạt đến mức tối đa, khi hành vi HODLing đạt đến cường độ cao nhất và giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường gấu đã qua đi.

  • 🟩 Giai đoạn 3: Động lực bán bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi đầu tiên, khi nhu cầu mua mới xuất hiện, lợi nhuận được thu về và đáy được hình thành.

Hiện tại, chỉ báo Adjusted Reserve Risk dường như đã bước vào Giai đoạn 3, phù hợp với đỉnh trong hành vi HODLing được quan sát ở trên và báo hiệu một sự chuyển đổi tiềm năng sang giai đoạn gia tăng động cơ bán. Nói cách khác, những người nắm giữ BTC trong thời gian dài có khả năng trở thành nguồn chi phối của áp lực bên bán trong thời gian tới (một dấu hiệu cho thấy sự cạn kiệt của những người bán từ chu kỳ 2021-2022).




Sự quan tâm gia tăng

Một thay đổi nhỏ nhưng nhất quán đang diễn ra trong các giao dịch Bitcoin. Sự thay đổi có thể quan sát được này cung cấp những dấu hiệu ban đầu về tiềm năng thay đổi tích cực trong nguồn cầu.

Xu hướng này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai nhưng cần được theo dõi thêm.




Phân tích khối lượng chuyển nhượng trong mạng lưới Bitcoin chúng ta chứng kiến sự sụt giảm đáng kể từ mức đỉnh 13 tỷ đô/ngày từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021, xuống mức thấp chu kỳ chỉ dưới 3 tỷ đô/ngày, tương đương giảm 77%.

Tuy nhiên, chúng ta đang thấy những dấu hiệu ổn định ban đầu và có thể sự gia tăng về khối lượng hàng ngày đã dần ổn định từ mức thấp nhất của tháng 9, hiện dao động trong khoảng 3 tỷ đô/ngày đến 4 tỷ đô/ngày.




Như đã nêu ở trên, sự hiện diện của các BTC trẻ, đại diện cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đã suy yếu kể từ khi đợt bán tháo vào tháng 5 năm 2021. Điều này cũng thể hiện rõ qua sự sụt giảm giá trị chuyển nhượng quy mô nhỏ được thực hiện mỗi ngày.

Các giao dịch từ $0 đến $10,000 đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể từ 430 tỷ đô/ngày vào tháng 1 năm 2021, xuống còn 220 tỷ đô/ngày vào thời điểm hiện tại, giảm 49%. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy những dấu hiệu sớm của sự ổn định đang diễn ra trong sự đóng góp khối lượng chuyển nhượng từ các thực thể có quy mô nhỏ hơn này, những người có xu hướng phản ứng nhanh và sớm với sự xuất hiện của một đợt tăng giá.

Sự kiện tương tự cũng đã xảy ra trong giai đoạn hình thành đáy năm 2018.




Ngược lại, chúng ta thấy một cấu trúc trái ngược hình thành trong các giao dịch trị giá hơn 1 triệu đô với tổng khối lượng từ những người tham gia lớn tiếp tục giảm. Điều này một lần nữa cho thấy điểm tương đồng với mức đáy năm 2018, nơi khối lượng giao dịch thực hiện bởi các thực thể lớn thường diễn ra chậm hơn, cho đến khi xu hướng tăng được thiết lập rõ ràng trước khi đạt được sự ổn định về khối lượng chuyển nhượng.




Chúng tôi có thể xác nhận quan sát này thông qua chỉ báo Relative Activity of Small and Large Entities. Số liệu này có tính đến độ lệch tích cực có thể quan sát được trong khối lượng giao dịch Bitcoin theo USD. Ở đây, chúng tôi đã xây dựng một bộ dao động so sánh tỷ lệ giữa đường MA 7 ngày và đường MA 365 ngày của khối lượng giao dịch trung bình của các thực thể nhỏ 🔵 và thực thể lớn 🔴.

Một lần nữa, chúng tôi có thể làm nổi bật sự tương đồng về cấu trúc giữa hoạt động của các thực thể nhỏ và lớn trong thời kỳ đáy 2018. Sau sự đầu hàng cuối cùng trong hành động giá, hoạt động của các thực thể nhỏ đã tăng lên và dẫn đầu một cách hiệu quả các động lượng tăng giá năm 2019 và 2020, cho thấy một dòng chảy các giao dịch quy mô nhỏ và do đó là dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu mua quay trở lại.




Có thể khám phá thêm luận điểm nói trên bằng cách phân tích chỉ báo Median RVT Ratio. Chỉ báo này so sánh sự cân bằng giữa định giá mạng, được biểu thị bằng chỉ số Realized Cap và sự hiện diện của các cấp độ tham gia bán lẻ được đại diện bởi chỉ số Median Transfer Volume. Đây có thể được coi là số lượng giao dịch “trung bình” tương đương với định giá mạng hiện tại.

  • Sự gia tăng của Median RVT Ratio cho thấy sự rũ bỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang diễn ra cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.
  • Median RVT Ratio giảm cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  • Chỉ báo Median RVT Ratio đạt mức ổn định khi cả sự tham gia của nhà đầu tư lẻ và định giá mạng đều không đổi, cho thấy mức sử dụng mạng cân bằng. Điều này trong lịch sử gắn liền với các giai đoạn chuyển tiếp quy mô vĩ mô.

Sau đợt bán tháo được nhấn mạnh bởi sự sụp đổ của LUNA-UST, sự hiện diện của các nhà đầu tư quy mô bán lẻ đã ở trạng thái cân bằng với Realized Cap, cho thấy sự loại bỏ các nhà đầu cơ và nhà đầu tư có niềm tin thấp vào thị trường đã xảy ra. Tuy nhiên, thời gian dường như là yếu tố còn thiếu trong giai đoạn hiện tại khi đối chiếu với mức độ ưu tiên của năm 2019.




Cơ sở Chi phí

Với những dấu hiệu rất sớm của nhu cầu mua xuất hiện trên toàn mạng, cần thận trọng đánh giá mức độ quan tâm sắp tới của thị trường, đặc biệt là khi các nhà đầu tư dài hạn có thể tham gia với tư cách là người bán. Do đó, chúng tôi có thể đánh giá cơ sở chi phí on-chain đối với Người nắm giữ dài hạn, Người nắm giữ ngắn hạn và thị trường rộng hơn.

  • Cả giá mua vào 🔴 và Giá thực tế 🟠 của STH đều đang giao dịch ở $21,100, mức giá mà thị trường hiện tại đang cố gắng phá vỡ.
  • Giá mua vào của LTH 🔵 cao hơn, quanh mức $23,500 và sẽ là một vùng giá cần quan tâm đối với những nhà đầu tư đã vượt qua sự biến động gần đây, nhưng vẫn không chắc chắn về sự ổn định trong tương lai.

Sự sụt giảm đáng kể trong giá mua vào của STH có thể quan sát được trong những tuần gần đây, chủ yếu do một khối lượng đáng kể BTC được phân phối lại, đã được thảo luận trong WoC 44. Điều này có tác dụng thúc đẩy giá mua lại của các STH trung bình gần hơn với giá trị thị trường và cho thấy vị thế ngày càng có lợi của những người mới tham gia thị trường trong thời gian gần đây.

Quan sát quan trọng thứ hai là sự phân nhóm của ba cơ sở chi phí on-chain này trong một khoảng cách tương đối gần nhau. Điều này cho thấy sự hội tụ giá mua vào đối với nhà đầu tư Bitcoin trung bình bất kể thời gian nắm giữ, làm cho nhóm nhà đầu tư có phần đồng nhất hơn (có thể nói là thiết lập lại tâm lý nhà đầu tư).




Tóm tắt và Kết luận

Nhóm HODLer không nhạy cảm về giá vẫn ổn định. BTC tiếp tục chảy vào ví của họ, đẩy lượng BTC mà họ đang nắm giữ lên mức ATH mới. Giá trị tài sản mà HODLer nắm giữ cũng đã đạt mức ATH, có khả năng cho thấy mức đỉnh điểm của sức mạnh HODLer khi động cơ để chốt lời bắt đầu tăng lên.

Khi các HODLer cố gắng duy trì mức giá sàn, thì STH là những người phải tham gia và bơm vốn vào mạng lưới để hỗ trợ việc ổn định các mức giá quan trọng. Điều này được chứng minh bằng cả sự thay đổi cấu trúc đối với hoạt động của Mempool cũng như sự gia tăng hoạt động từ các thực thể nhỏ, khi nhu cầu xác minh giao dịch và sử dụng mạng mặc dù chậm chạp nhưng chắc chắn đang tăng lên.

Bất chấp các điều kiện chưa từng có trên các thị trường toàn cầu, hành động giá cấu trúc của Bitcoin vẫn tương tự như các chu kỳ trước khi giá di chuyển theo cả cơ sở chi phí trên toàn thị trường, cũng như cơ sở chi phí của STH. Phản ứng với các vùng giá quan trọng này sẽ là điều bắt buộc phải theo dõi trong những tuần tới, sự thay đổi được xác nhận tại các mức kháng cự này sẽ cho thấy những dấu hiệu phục hồi đầu tiên của Bitcoin trên con đường dài gian nan phía trước.

0 Comments